Bạn có biết rằng việc bảo trì máy tính là việc nên làm với chu kỳ khoảng 3-6 tháng/lần. Việc bảo trì máy tính thường bao gồm cả các hoạt động kiểm tra các phần mềm bên trong cũng như vệ sinh máy tính. Máy tính là thiết bị có khả năng hút nhiệt cũng như bụi bặm. Thậm chí bạn có biết ngay cả côn trùng cũng có thể trú ẩn trong máy tính của bạn. Nếu bạn bảo dưỡng máy tính mình không cẩn thận. Những điều này tất yếu khiến máy tính bạn bị hạn chế khả năng tỏa nhiệt. Khiến linh kiện hoạt động kém công suất. Thậm chí về lâu về dài, điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến máy tính bạn hỏng.
Tất nhiên, tất cả các thiết bị và máy móc chỉ có thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ. Dưới đây là những phương pháp bảo trì vô cùng đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện để giúp máy tính của mình luôn hoạt động mạnh mẽ, năng suất.
Mục lục
Sao lưu đúng cách
Thực tế thì việc sao lưu không chỉ dừng lại ở sao chép các dữ liệu cá nhân. Mà còn lưu trữ những tập tin rất quan trọng của hệ điều hành và những thiết lập hệ thống,… Để đề phòng trường hợp máy tính xảy ra sự cố, người dùng sẽ không bị mất dữ liệu. Việc thực hiện sao lưu giúp cho công tác phục hồi hệ thống về trạng thái mong muốn tiện lợi. Tiết kiệm thời gian và giảm những rủi ro liên quan khác.
Có một số người có thói quen sao lưu mọi thứ. Điều này thực ra không sai nhưng nó tiêu tốn rất nhiều thời gian và dung lượng. Vì thế tốt nhất là chỉ nên lựa chọn và sao lưu dữ liệu quan trọng mà thôi.
Dùng công cụ chống phân mảnh ổ cứng thường xuyên
Bạn nên thường xuyên chạy công cụ chống phân mảnh ổ đĩa để sắp xếp các file. Khiến ổ đĩa chạy nhanh hơn và cài thiệu hiệu suất hệ thống. Công cụ chống phân mảnh ổ đĩa tích hợp của Windows làm việc rất tốt. Nếu chưa biết cách sử dụng bạn có thể tham khảo bài viết Sử dụng Disk Defragmenter trong Windows. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng.
Cập nhật mọi phần mềm được nhắc nhở
Cập nhật firmware và driver
Các bản cập nhật firmware có thể giúp cho hệ thống chính và các hệ thống phụ hiện thời có khả năng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên trước khi triển khai các bản cập nhật firmware chúng ta cần phải kiểm thử chức năng của nó. Và lưu trữ các bản phân phối firmware đang sử dụng hay đã sử dụng trước đó để sử dụng khi cần thiết.
Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện nâng cấp BIOS bo mạch chủ. Nếu không có kinh nghiệm thực hiện việc này. Việc flash BIOS rất khó và nếu làm không đúng bạn sẽ gặp sự cố.
Các bản cập nhật driver cũng có thể tối ưu hóa khả năng thực thi của máy tính. Chúng ta cũng cần lưu lại các phiên bản driver đã và đang sử dụng. Cũng như firmware có thể chúng ta sẽ cần đến một phiên bản lưu trữ trong những trường hợp cần thiết.
Cập nhật mọi thứ Windows và các ứng dụng cần thiết
Sử dụng dịch vụ Windows Update để tải các bản cập nhật hay sử dụng Windows Server Update Services để truy lục danh sách đã được chấp thuận. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý khả năng xung đột giữa các bản Service Pack và các bản cập nhật. Nếu PC đang sử dụng các ứng dụng quan trong như IIS, SQL, MSDE. Hãy cài đặt các bản Service Pack phù hợp khi chúng được phát hành. Với các ứng dụng của Microsoft. Hãy kiểm tra Baseline Security Analyzer để xác định cấp độ của các bản Service Pack.
Cập nhật phần mềm antivirus, anti-spyware và antimalware
Cần cân nhắc sử dụng tính năng Automatic Updates để tải các bản cập nhật mới nhất cho phần mềm này. Sử dụng những công cụ như Ad-Aware để tăng cường khả năng phòng vệ trước Trojan, tấn công chiếm quyền điều khiển qua ứng dụng trình duyệt, và nhiều hành vi khác.
Thường xuyên kiểm tra cấu hình dịch vụ cũng như Device Manager
Tùy thuộc vào cấu hình hệ thống được thiết lập, bạn hãy mở bảng Services trong Control Panel để cài đặt cho các dịch vụ nền tảng Windows đang sử dụng sang chế độ khởi động tự động.
Mở Windows Device Manager để tìm những thiết bị không hoạt động ổn định hay đã bị gỡ bỏ. Các thành phần của hệ thống phụ có thể thông báo lỗi nếu chúng không hoạt động ổn định hay đã bị cấu hình không chính xác.
Thường xuyên kiểm tra cấu hình Page File
Truy cập vào cấu hình bộ nhớ ảo rồi cài đặt kích thước và vị trí của Page File (file trang nhớ) phù hợp với kích thước vùng trống trên ổ đĩa và vùng trống bộ nhớ được cài đặt trên hệ thống.
Thường xuyên sao lưu dữ liệu
Lần cuối cùng bạn sao lưu dữ liệu của mình là khi nào? Và tưởng tượng bạn sẽ mất bao nhiêu dữ liệu nếu ổ cứng của bạn không hoạt động? Có rất nhiều cách để sao lưu dữ liệu máy tính.
Thường xuyên chạy các chương trình antivirus
Bất cứ máy tính nào kết nối với Internet cũng cần phần mềm diệt virus. Hấu hết các phần mềm diệt virus sẽ giám sát hệ thống trong thời gian thực, do đó thực hiện quét hàng ngày là không cần thiết nhưng bạn nên lên lịch trình quét hệ thống ít nhất một tháng một lần.
Một số chương trình diệt virus cũng có thể bảo vệ hệ thống chống lại phần mềm quảng cáo, gián điệp. Nhưng nếu không có bạn có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng cho những loại này. Tham khảo bài viết Loại bỏ hoàn toàn Adware và Spyware trên hệ thống của bạn.
Thường xuyên dọn dẹp phần mềm
Cứ vài tháng một lần hãy xem qua giao diện Add or Remove Programs trong Control Panel để kiểm tra những ứng dụng bạn không sử dụng nữa và gỡ bỏ nó. Tuy nhiên hãy kiểm tra cẩn thận vì trong danh sách này có những driver hệ thống, xóa nó có thể khiến hệ thống ngừng hoạt động.
Thường xuyên dọn dẹp hệ điều hành
Bạn nên bảo trì máy tính bằng cách dọn dẹp hệ điều hành thường xuyên. Windows không phải là hệ điều hành hiệu quả nhất, nó lưu một lượng lớn thông tin không cần thiết, hầu hết là ở dạng file tạm thời (không bao giờ được xóa). Bạn có thể sử dụng công cụ như CCleaner để tự động xóa các dữ liệu không cần thiết này.
Thường xuyên kiểm tra nguồn điện
Nếu sử dụng một bộ lưu điện UPS, cần đảm bảo rằng nó đã tương thích với nguồn điện cung cấp. Nếu không sử dụng UPS, chúng ta cần kiểm tra xem nguồn điện đó có phù hợp và có đáp ứng được yêu cầu điện năng tối thiểu hay không. Nếu cần thiết có thể sử dụng các thiết bị ổn định điện áp.
Thường xuyên vệ sinh máy tính
Vệ sinh máy tính luôn là cách bảo trì máy tính tốt nhất. Luôn thực hiện theo định kỳ các công việc làm sách toàn bộ hệ thống bằng cách tháo các thiết bị trên hệ thống. Loại bỏ bụi bẩn và lau chùi bề mặt bên trong và bên ngoài máy tính. Ngoài ra các thiết bị cần được vệ sinh khác gồm: Chuột, bàn phím, ổ đía CD-ROM. Các thiết bị hiển thị (màn hình, máy chiếu, v.v…).
Thường xuyên kiểm tra các kết nối ngoài và kết nối nội bộ
Khởi động hệ thống và kiểm tra lại xem các kết nối có thông suốt và đã được thiết lập chính xác hay chưa. Kiểm tra lại các cài đặt ẩn và kết nối của các card phụ kiện.
Đảm bảo rằng mức tải của cáp ở mức phù hợp. Việc có quá nhiều cáp hay kết nối quá tải có thể phá hủy cáp, thiết bị, giắc cắm, hay hệ thống. Do đó cần phải dự trữ một số lượng cáp kết nối các thiết bị trong hệ thống để có thể thay thế ngay khi cần thiết. Quá tải có thể làm phát sinh một số vấn đề gây ngắt quãng trong khi thực thi.
Luôn đảm bảo môi trường hoạt động sạch
Các thiết bị trong hệ thống luôn có một giới hạn về nhiệt độ nhất định. Môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến cho các thiết bị trong hệ thống không được làm mát, hậu quả là hệ thống sẽ bị sập khi có một thiết bị nào đó vượt ngưỡng nhiệt độ cho phép.
Ngoài ra nếu làm việc trong môi trường sản xuất (có nhiều khói và bụi) thì chúng ta cần phải có biện pháp cách ly hệ thống, vì các quạt làm mát sẽ vô tình đưa khói và bụi vào trong hệ thống.
Xem thêm những bài viết về thủ thuật máy tính tại: Thủ thuật sử dụng PC.
Nguồn: quantrimang.com