Laptop đã dần trở thành “vật bất ly thân” với nhiều người ngày nay. Hiện nay, để sử hữu cho mình một chiếc laptop đã là việc trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, kỹ năng để sử dụng laptop sao cho đúng cách,sao cho được bền. Đặc biệt là kỹ năng bảo vệ laptop sao cho an toàn qua khỏi mùa mưa bão là điều rất cần thiết. Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn không chỉ gây ra khó chịu đối với con người. Mà còn ảnh hưởng xấu đến các thiết bị điện tử như là laptop. Dù vậy, việc vệ sinh, bảo quản thiết bị điện tử, laptop trong ngày nồm ẩm thì không ít người vẫn mắc sai lầm.
Tại miền Nam, thời tiết chia làm hai làm hai mùa mưa nắng rõ rệt và luôn có độ ẩm không quá cao. Thì miền Bắc lại thường hay bị xảy ra hiện tượng nồm ẩm vào mùa thu, mùa xuân. Độ ẩm trong ngày vào mùa này thường xuyên ở mức khoảng 85 – 90%. Rất có hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn rất hay nhạy cảm với sự ẩm ướt. Do đó sẽ dễ bị hỏng hóc vi mạch, lỗi phóng điện chập cháy. Các chi tiết kim loại cũng bị gỉ sét ăn mòn. Việc để laptop của bạn “nằm yên” trong cả mùa nồm ẩm sẽ khiến chúng có nguy cơ bị hỏng hóc cao hơn.
Mục lục
Để laptop ở nơi cao ráo, thoáng mát
Mùa nồm ẩm là nỗi khó chịu của người miềm Bắc. Vì không có ở đâu được thưởng thức mùi vị ẩm mốc, của ướt át như người dân miền Bắc trong mùa này. Không những mang lại cảm nhận độc đáo, đặc trưng. Mà mùa nồm ẩm của miền Bắc còn là nỗi lo ngại của tất cả những thiết bị điện tử trong nhà của bạn. Đặc biệt là những thiết bị sử dụng để làm việc như Laptop.
Khi độ ẩm tăng cao, những nơi có vị trí thấp như sàn nhà, tường nhà không chỉ có độ ẩm tăng. Mà còn xảy ra tình trạng ẩm ướt nghiêm trọng. Chính vì thế mà người dùng nên thực sự cách ly những thiết bị điện tử, điển hình là laptop ra khỏi sàn nhà. Và cũng tránh xa tường nhà một cự ly nhất định và an toàn nhất.
Một điều lưu ý nữa đó là chỗ bạn bảo quản laptop nên có sự thông thoáng và không nên bịt kín. Điều này sẽ giúp cho hơi nước khó có thể ngưng tụ bên trong các linh kiện. Đặc biệt là giữa màn hình và bán phím của máy. Tất nhiên chỗ bạn để thiết bị phải cao ráo nhất có thể.
Không sử dụng laptop quá lâu
Không giống như những thứ khác “Không dùng thì mới”. Các thiết bị điện tử, đặc biệt là laptop. Hay điện thoại nếu không được sử dụng trong thời gian quá lâu. Chúng sẽ có khả năng cao gặp sự cố. Những thiết bị điện tử của bạn rất nhạy cảm với nước vì bản chất nó là điện. Khi gặp môi trường ẩm nồm, chúng có thể nhanh chóng bị hỏng mà không báo trước với bạn.
Nguyên nhân ở đây là do khi máy tính hay bất kì thiết bị điện tử nào của bạn không được sử dụng thì lượng độ ẩm sẽ ngày càng ngưng tụ. Đọng lại ở những bảng mạch, những dây điện trong máy. Khi bạn sử dụng máy hay các thiết bị điện tử khác, nó sẽ sinh ra nhiệt. Và hong khô những bảng mạch, những linh kiện bên trong và giúp chúng luôn khô ráo.
Mẹo nhỏ cho bạn đó là kể cả khi không có nhu cầu sử dụng chúng thì bạn vẫn nên khởi động chúng trong thời gian từ một cho đến hai giờ đồng hồ mỗi ngày. Điều này có tác dụng làm cho linh kiện bên trong được khô ráo và đảm bảo sự ổn định khi thiết bị hoạt động.
Dùng đến các thiết bị hút ẩm
Một trong những biện pháp hữu hiệu để “xử lý” ẩm mốc trong những ngày này là máy hút ẩm hoặc điều hoà với chế độ hút ẩm. Nó có thể giữ khô ráo cho căn nhà của bạn. Và bảo vệ những thiết bị điện tử của bạn khỏi nguy cơ hỏng do nồm ẩm.
Lau chùi thường xuyên, giữ cho không gian khô ráo hơn
Nếu như bạn có thói quen lau chùi nhà cửa bằng khăn khô khi thời tiết nồm ẩm sẽ mang lại hiệu quả lớn trong việc chống ẩm. Nhưng bạn nhớ tuyệt đối không được mở cửa. Nó sẽ không chỉ không làm cho căn phòng khô ráo hơn mà còn khiến cho độ ẩm tăng cao hơn bình thường. Thêm một lưu ý đó là bạn nên lau chùi bụi bẩm bám vào các kẽ hở cửa thiết bị laptop của mình. Như vậy thì các hạt nước li ti cũng không thể len lỏi vào máy theo những hạt bụi được.
Làm thế nào khi laptop khi bị ẩm bên trong?
Nếu như laptop của bạn gặp phải sự cố bị ẩm thì đừng vội khởi động lại. Bước đầu tiên chính là tháo rời pin ra. Ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện. Tiếp theo, dùng máy sấy và cẩn thận sấy ở nhiệt độ vừa phải để làm cho độ ẩm giảm bớt đi đáng kể ở bên trong máy. Tuyệt đối không sấy máy với nhiệt độ cao. Vì làm vậy sẽ khiến linh kiện bên trong thiết bị của bạn có nguy cơ hỏng ngay lập tức.
Thêm một điều nên biết đó là bạn chỉ nên khởi động lại thiết bị. Khi mà đã đươc đảm bảo sấy khô hoàn toàn. Nếu bạn vội bật ngay thì dễ xảy ra tình trạng chập cháy. Cũng như hỏng hóc ở các vi mạch điện tử của máy. Nhớ là sau khi “sơ cứu” xong thì bạn nên đưa ngay đến trung tâm sửa chữa. Để được những kĩ thuật có kinh nghiệm giúp bạn “cứu chữa” những thiết bị điện tử kịp thời nhé.
Trên đây là những lưu ý cơ bản để bạn có thể bảo vệ các thiết bị điện tử của mình một cách tốt nhất. Cũng như đảm bảo bảo vệ những thiết bị khỏi những nguy cơ hỏng hóc không đáng có nhất. AFU mong có thể phần nào giúp các bạn có thêm thông tin để sử dụng Laptop và các thiết bị điện tử được lâu, bền hơn.
Nguồn: laptop365.vn