Vào ngày 23 tháng 3 vừa qua, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tuyên bố rằng họ đã đệ đơn kiện Facebook lên tòa án Pháp. Với lý do ngày càng có nhiều thông tin thù địch nhắm vào các phương tiện truyền thông và thông tin sai sự thật về Covid-19 đã được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội. Đây là động thái mới nhất trong cuộc chiến giữa các chính phủ và các nhà hoạt động với các nhóm Big Tech trên khắp thế giới.
Cơ quan giám sát truyền thông Pháp đã điều tra thấy một số lượng lớn thông tin sai lệch về Covid-19 trên Facebook. Bao gồm nhiều dạng thuyết âm mưu về vắc-xin. RSF thông tin rằng nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới này cũng cho phép đăng tải các bài báo có nội dung đe dọa và xúc phạm tạp chí châm biếm của Pháp “Charlie Hebdo”. Chương trình truyền hình Quoprisen và tờ báo địa phương L’Union. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ kiện này.
Mục lục
Tìm hiều về RSF
Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières). Là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu. Với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới. Chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tổ chức hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Phóng viên không biên giới do nhà báo người Pháp Robert Ménard thành lập năm 1985. Tên của nó được chọn dựa theo tên của tổ chức Bác sĩ không biên giới.
Tổ chức Phóng viên không biên giới có văn phòng quốc tế tại Paris. 9 phân hội quốc gia tại châu Âu và 5 văn phòng quốc gia tại Bắc Mỹ và châu Á. Ngoài ra tổ chức còn hoạt động chung với 130 thông tín viên trên khắp các châu lục. Cũng như với 14 tổ chức đảng phái độc lập với chính phủ. Mỗi tháng 12 nó xuất bản một cái nhìn tổng quan hàng năm về các sự kiện liên quan đến quyền tự do thông tin và an ninh của các nhà báo. Nó sở hữu một trang web (www.rsf.org) có thể truy cập bằng 6 ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả rập, Trung Quốc, và Ba Tư).
RSF đệ đơn kiện Facebook tại Pháp
RSF đệ đơn kiện Facebook tại Pháp với cáo buộc không cung cấp môi trường “an toàn” cho người dùng. Và vi phạm chính các điều khoản họ đề ra. Đơn kiện được đệ trình lên các công tố viên ở Paris hôm 22/3. Lập luận rằng Facebook có liên quan tới “các hành vi thương mại gian dối”. Cụ thể, Facebook cho phép thông tin sai lệch. Cũng như các mối đe dọa phát triển mạnh mẽ. Dù trước đó đã cam kết với người dùng sẽ “thực hiện thẩm tra kỹ lưỡng” nhằm tạo ra “một môi trường an toàn, bảo mật và không sai sót”.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cho biết luật tiêu dùng của Pháp đặc biệt phù hợp với vấn đề này. Và cũng đang xem xét nộp đơn kiện tương tự ở các nước khác. Hành vi đánh lừa người tiêu dùng là bất hợp pháp theo luật của Pháp. Và các công ty phải đối mặt với khoản phạt lên đến 10% doanh thu hàng năm nếu bị phát hiện vi phạm. Trong một tuyên bố gần đây, tổ chức có trụ sở tại Paris này cũng cho rằng những lời hứa được đưa ra trong phần điều khoản và điều kiện của Facebook “phần lớn là giả dối”. Và mâu thuẫn với tình trạng thông tin sai lệch. Và bài đăng có nội dung kích động thù địch đang lan tràn trên mạng xã hội này.
Bằng chứng từ các cựu nhân viên Facebook
Để chứng minh cho tuyên bố của mình. RSF đã trích dẫn nhiều bằng chứng từ các cựu nhân viên Facebook. Hai báo cáo dài nêu chi tiết những đe dọa. Và phát ngôn kích động thù địch nhắm vào các nhà báo Pháp. Và cuối cùng là tập hợp những tình huống thực tế. Và các ví dụ về thông tin sai lệch được lan truyền trên nền tảng này. RSF bày tỏ hy vọng các công tố viên sẽ mở một cuộc điều tra về Facebook. Tuy nhiên cũng muốn nền tảng này thực hiện đúng cam kết của mình. Đại diện của RSF cho biết: “Chúng tôi hy vọng Facebook sẽ tôn trọng một cách hiệu quả các cam kết mà họ đã đưa ra với người tiêu dùng, thay vì giả vờ thực hiện chúng”.
Facebook cho biết “không khoan nhượng với bất kỳ nội dung có hại nào trên nền tảng. Và đang đầu tư rất nhiều để giải quyết các phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch. Quá trình này của chúng tôi sẽ không hoàn hảo. Nhưng trong khi không ai có thể loại bỏ hoàn toàn thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch khỏi Internet. Chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng các nghiên cứu, chuyên gia và công nghệ. Để giải quyết chúng theo cách toàn diện và hiệu quả nhất có thể”.
Áp lực Facebook có thể gặp phải
Mặc dù vụ kiện không đề cập đến những tiết lộ quan trọng về Facebook. Nó vẫn có khả năng tạo áp lực lớn lên công ty từ các cơ quan quản lý và các nhóm vận động trên toàn thế giới trong việc giải quyết các vấn đề. Bao gồm ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch. Facebook đã cố gắng giải quyết vấn nạn tin giả theo nhiều cách khác nhau. Từ việc dán nhãn bài đăng đến giảm khả năng hiển thị của nó trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng. Nhưng vấn đề vẫn tồn tại.
CEO Mark Zuckerberg sắp tới sẽ phải đối mặt với các câu hỏi từ các nhà lập pháp. Về ảnh hưởng của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Trong cuộc tấn công vào Điện Capitol hồi đầu năm nay. Facebook cũng đang vướng vào cuộc đối đầu với ngành truyền thông ở một số nền kinh tế lớn liên quan tới vấn đề bản quyền tin tức. Giữa tháng 2, công ty này đã cấm nội dung tin tức ở Australia một thời gian ngắn. Nhằm đáp trả dự luật buộc Google và Facebook phải trả tiền cho các cơ quan báo chí nước này.
Hy vọng bài viết của AFU đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: vnexpress.net