Khi triển khai 5G, các nhà mạng di động tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức về hạ tầng, thời gian cung cấp dịch vụ, khả năng tối ưu hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đầu tiên là thời gian cung cấp dịch vụ. Thị trường viễn thông là một thị trường đóng. Nếu nhiều nhà khai thác cùng chia sẻ thị trường, nhà mạng nào cung cấp dịch vụ sớm sẽ chiếm được thị phần lớn hơn. Người vận chuyển phía sau sẽ bị lỗ nhiều hơn và mất thị phần.
Thứ hai là do thiết bị mạng 5G có giá thành cao và khả năng triển khai số lượng lớn. Nên chi phí đầu tư bao gồm cả thiết bị và chi phí vận hành mạng sẽ rất lớn. Do đó, các nhà mạng cần tối ưu hóa chi phí để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thách thức thứ ba là trải nghiệm người dùng. Vì khi chuyển sang 5G, người dùng cần tốc độ cao. Nhưng vẫn muốn chi phí thấp. Điều này mang đến thách thức cho các nhà mạng, không dễ để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vậy còn thách thức thứ tư về cơ sở hạ tầng cụ thể là gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết cho bạn đọc.
Mục lục
Thông tin tổng quan về mạng 5G
5G là viết tắt của 5th Generation. Hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây. 5G được ra đời để kế thừa 4G. Nhờ đó mà tốc độ tải xuống nhanh hơn. Truyền phát dữ liệu mượt mà hơn và nhiều hơn thế nữa. 5G không chỉ về tốc độ mà nó sẽ mở ra những ứng dụng hoàn mới. Và gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.
Theo lý thuyết tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbp/s (gigabit mỗi giây) thậm chí cao hơn. Ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến vài trăm Mbp/s. Với tốc độ như thế này, người dùng có thể tải bộ phim dài 2 giờ chưa được 10 giây. Độ trễ (ping) có thể xuống tới 10 ms. Thậm chí là bằng không trong điều kiện hoàn hảo. Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức. Bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều so với 4G.
Với mạng 5G sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu từ người dùng. Nâng cao chất lượng cuộc sống mang nét hiện đại, chuẩn mực. 5G có thể là chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn. Để chúng hoạt động hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ những chiếc xe khác, hệ thống đường chỉ dẫn và hơn thế nữa.
Không đủ không gian để lắp đặt 5G
Ông Michael Jiang cho hay, hiện đã có hơn 140 nhà mạng ở 61 nước trên thế giới triển khai mạng 5G. Mạng di động thế hệ thứ 5 đã có khoảng 260 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Những khó khăn chính
Theo ông Michael Jiang, cũng như các nước trên thế giới, các nhà mạng Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 thách thức chính trong việc triển khai 5G:
– Cơ sở hạ tầng: Khi triển khai xây dựng mạng 5G, hầu hết trạm di động hiện nay đều đã được lắp đặt rất nhiều thiết bị 2G, 3G, 4G. Nên không đủ không gian để lắp đặt 5G và các hạ tầng liên quan. Như nguồn điện, ăng-ten cần phải nâng cấp để đáp ứng yêu cầu cho mạng 5G. Do đó sẽ phát sinh chi phí lớn.
– Thời gian triển khai cung cấp dịch vụ: Thị trường viễn thông là thị trường đóng. Nếu một số nhà mạng cùng chia sẻ một thị trường thì những nhà mạng nào cung cấp dịch vụ sớm sẽ chiếm được thị phần lớn hơn. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mất nhiều thời gian. Ảnh hưởng đến thời gian triển khai cung cấp dịch vụ. Do đó, các nhà mạng nên lựa chọn chiến lược phù hợp. Để rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường.
– Tối ưu hóa chi phí: Chi phí thiết bị mạng 5G cao và yêu cầu triển khai số lượng trạm lớn. Do đó chi phí đầu tư, bao gồm chi phí thiết bị và vận hành mạng, sẽ rất lớn. Vì vậy các nhà mạng cần phải tối ưu chi phí đó để tăng hiệu quả đầu tư.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu của Huawei. Ông Michael Jiang đề xuất một số giải pháp để giúp các nhà mạng vượt qua các thách thức khi triển khai 5G. Trong đó, các nhà mạng Việt Nam hiện đang sử dụng hầu hết là mạng trong nhà (indoor). Điều đó làm phát sinh ra nhiều chi phí, như xây dựng, mua sắm thiết bị nhà trạm. Chi phí thuê địa điểm, chi phí điện cho hệ thống điều hòa làm mát của nhà trạm… Do đó, biện pháp tối ưu cho các nhà mạng Việt Nam là chuyển sang giải pháp ngoài trời (outdoor). Những thiết bị treo trực tiếp trên cột nên sẽ không cần phải xây dựng nhà trạm, giảm chi phí điều hòa.
Theo ước tính của Huawei, với một mạng lưới gồm 30.000 trạm. Giải pháp outdoor có thể giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm được chi phí vận hành (OPEX) là 133 triệu USD/năm. Giám đốc công nghệ của Huawei Việt Nam cũng cho rằng, các nhà mạng Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí khi triển khai 5G bằng cách tối ưu lượng điện tiêu thụ. Huawei đã đưa ra giải pháp có thể tiết kiệm được 20% lượng điện so với mức trung bình của các sản phẩm khác trên thị trường. Theo ước tính, giải pháp này có thể giúp các nhà mạng Việt Nam tiết kiệm 19,5 triệu USD/năm.
Tình hình mạng 5G hiện nay
Về thị trường mạng 5G hiện nay, ông Jiang cho biết, các ứng dụng 5G đã được triển khai trong hơn 20 ngành công nghiệp. Bao gồm sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và hậu cần. Ở Trung Quốc, các ứng dụng công nghiệp 5G đã chứng tỏ giá trị của chúng trong khai thác than, luyện thép và sản xuất. 5G sẽ giúp sản xuất an toàn hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết của AFU đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: danviet.vn