Công ty chuyên sản xuất các kinh kiện điện tử dành riêng cho Apple là Foxconn. Đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mục đích là để đáp ứng yêu cầu của Apple. Theo Reuters, dây chuyền sản xuất này dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2021. Bản tin của hãng tin kinh tế Bloomberg cũng khẳng định, đối tác Apple đã tăng công suất sản xuất iPhone Ấn Độ. Đồng thời công ty lắp ráp AirPod đã bổ sung thêm một số dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam. Và đầu tư 270 triệu USD vào Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng, việc chuyển một số dây chuyền sản xuất iPad và MacBook ra khỏi Trung Quốc sẽ giúp đa dạng hóa hoạt động sản xuất. Và hạn chế tác động của căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Do đó, nếu căng thẳng thương mại xấu đi. Việc chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam sẽ giúp giảm tác động. Và giúp duy trì sản xuất. Trước những động thái này của Apple thì người dân Trung Quốc có phản ứng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu phân tích để tìm ra câu trả lời.
Apple chuyển các dây chuyền sản xuất linh kiện ra khỏi Trung Quốc
Dưới áp lực của chi phí nhân công cũng như các rủi ro khác xoay quanh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Cuối cùng Apple đã yêu cầu đối tác Foxconn chuyển một phần dây chuyền sản xuất iPad và MacBook. Từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự kiến, dây chuyền sản xuất iPad, MacBook ở Bắc Giang sẽ đi vào hoạt động vào nửa đầu năm sau. Và tai nghe không dây AirPods thế hệ thứ 3 cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Để hỗ trợ dây chuyền mới này tại Việt Nam. Foxconn thông báo khoản đầu tư lên tới 270 triệu USD. Để mở công ty con tên là FuKang Technology Co Ltd.
Có khá nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn tới động thái lần này. Nhưng nó diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khuyến khích các công ty Mỹ di chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Ngoài ra dưới thời của ông Trump. Mỹ cũng đã có sự phân biệt và áp mức thuế cao đối với các thiết bị công nghệ “made in China”. Cũng như hạn chế chuyển giao các linh kiện hoặc công nghệ Mỹ cho các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen thương mại.
Ngoài ra, các dây chuyền sản xuất của Foxconn và các đối tác khác của Apple tại Trung Quốc lâu nay bị vướng vào nhiều chỉ trích về chế độ đãi ngộ. Lạm dụng lao động và môi trường sinh hoạt. Đây là lúc họ cần làm mới hình ảnh của mình trong mắt đối tác và truyền thông cũng như với giới đầu tư.
Phản ứng của người Trung Quốc
Thông tin các sản phẩm chủ lực của Apple đã được sản xuất tại Việt Nam. Nó đã khiến nhiều người Trung Quốc lo lắng về làn sóng thất nghiệp có thể cập đến. Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc. Từ lúc có tin về việc Apple có thể sản xuất iPad tại Việt Nam từ giữa năm nay. Nó đã thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và hàng nghìn bình luận. “Sự kiện sẽ đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một lượng đáng kể thiết bị bên ngoài Trung Quốc”, trang công nghệ Sina viết.
Đến đầu năm nay, khi các nguồn tin quốc tế cho biết. Các nhà máy tại Việt Nam đã bắt đầu lắp ráp iPhone, MacBook, HomePod mini. Nhiều tài khoản Trung Quốc tỏ ra không vui. “Chúng ta đã nhầm, bây giờ đến cái tai nghe cũng chuyển hết sang cho người Việt Nam làm. Sớm muộn gì hàng triệu công nhân Trung Quốc cũng thất nghiệp”, người dùng Zhang Qin Qin viết.
Nhiều người khác tỏ ra lo lắng vì từ lâu. Trung Quốc vốn được xem là công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, việc Apple rời đi có thể khiến nhiều công ty công nghệ khác nối bước. “Samsung rời đi, Apple cũng rời đi. Đó là hiệu ứng dây chuyền chứ không đơn giản là một cuộc ‘chia tay’ đơn thuần. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận việc dịch chuyển này là nguy cơ với toàn xã hội. Chứ không riêng gì trong lĩnh vực công nghệ. Tương lai của những người công nhân thất nghiệp rồi sẽ đi về đâu”, tài khoản Xing Wang viết.
Lợi ích Apple nhận được từ hành động này
Cuối năm 2020, có thông tin một phần dây chuyền Foxconn Trung Quốc chuyển sang Việt Nam dùng để sản xuất iPad và MacbBook từ 2021. Nó từng gây lên làn sóng phản đối trên mạng xã hội Weibo. Nhiều người từng cho rằng Việt Nam sẽ không đủ năng lực để làm những sản phẩm chất lượng cao của Apple. Theo Nikkei, chiến lược rời xa Trung Quốc của Apple đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích trực tiếp. Foxconn, đối tác của Apple đã đầu tư 270 triệu USD. Để thành lập công ty con tại Việt Nam vào cuối năm ngoái. Luxshare, nhà lắp ráp iPhone mới và là nhà cung cấp chính của AirPods. Đang tăng cường công suất cho HomePod mini ở miền Bắc Việt Nam.
Goertek nhà lắp ráp chính của AirPods chính. Đã yêu cầu tất cả nhà cung cấp của họ đánh giá tính khả thi của việc chuyển sản xuất sang Việt Nam từ cuối năm 2018. Trung bình mỗi năm, Apple xuất xưởng khoảng 90 triệu chiếc AirPods. Mùa hè năm 2019, lần đầu tiên mẫu tai nghe này được sản xuất thử nghiệm ở Việt Nam. Một năm sau đó, sản lượng lớn của AirPods Pro, AirPods Max và HomePod mini cũng được chuyển về sản xuất nhà máy tại Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên người Trung Quốc tranh cãi về việc Apple yêu cầu các đối tác chuyển nhà máy ra khỏi đất nước Trung Quốc.
Hy vọng bài viết của AFU đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: vnexpress.net