Hiện nay thì những cuộc tấn công mạng ngày càng nhiều và diễn ra trên một quy mô lớn. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như thiệt hại về tài chính rất nhiều. Những cuộc tấn công mạng máy tính này thưởng sẽ nhắm vào những mục tiêu cụ thể, những đơn vị hay những người có nguồn thông tin bảo mật lớn và có giá trị thương lượng cao. Tấn công mạng hay thường được gọi là chiến tranh lớn trên nền tảng không gian mạng nó cũng gây thiệt hại rất lớn về nhiều mặt đối với con người.
Mục lục
Hệ thống dữ liệu bị đánh cắp
Có thể hiểu đơn giản, tấn công mạng là hình thức tấn công xâm nhập trái phép vào một hệ thống mạng máy tính, hệ cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, website, những thiết bị của một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó khi chưa có được sự đồng ý hay cấp phép.
Những đối tượng bị tấn công có thể là bất kỳ ai có sử dụng và có dữ liệu trên không gian mạng. Đó có thể là cá nhân, là doanh nghiệp, những tổ chức hoặc nhà nước. Hacker sẽ tiếp cận những thông tin của mục tiêu thông qua mạng nội bộ (gồm máy tính, thiết bị, con người). Trong đó những yếu tố về con người rất quan trọng, những hacker có thể tiếp cận thông qua thiết bị mobile, mạng xã hội, ứng dụng phần mềm mà người dùng hay doanh nghiệp sử dụng.
Những giai đoạn của một cuộc tấn công mạng
Mỗi cuộc tấn công của tin tặc đều được chia thành 3 giai đoạn: trước, trong và sau cuộc tấn công mạng. Hãy cùng tìm hiểu hành vi của tin tặc trong mỗi giai đoạn và cách thức để đối phó với chúng qua bài viết dưới đây.
Trước cuộc tấn công mạng
Đây là giai đoạn tin tặc thăm dò mục tiêu tấn công. Thông qua việc thăm dò, tin tặc có thể biết được mục tiêu đang sử dụng hệ điều hành nào, có bao nhiêu cổng dịch vụ đang chạy, cổng dịch vụ nào đóng và cổng dịch vụ nào mở… Không những thế, tin tặc còn có thể phát hiện ra điểm yếu mà chúng có thể lợi dụng tấn công. Những điểm yếu này chính là con đường đưa tin tặc xâm nhập vào hệ thống. Sau khi xác định được điểm yếu, tin tặc sẽ lên kế hoạch tấn công bao gồm: quy mô, thời gian, hình thức tấn công… Có thể thấy, giai đoạn trước cuộc tấn công mạng chính là thời gian để tin tặc chuẩn bị cho cuộc tấn công của mình.
Bởi tin tặc có thể tấn công bất cứ lúc nào nên doanh nghiệp luôn cần đề cao tính cảnh giác. Đặc biệt, trong công tác an ninh mạng, yếu tố con người nên được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nhận thức cho nhân viên. Khi nắm chắc kiến thức, họ sẽ không phạm phải các lỗi bảo mật dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thực hiện các hoạt động bảo vệ an ninh mạng như:
- Mã hóa thông tin và sao lưu dữ liệu quan trọng
- Cập nhật thường xuyên phần mềm phiên bản mới
- Cài đặt phần mềm antivirus và tường lửa
- Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng
Trong cuộc tấn công mạng
Khi đã xâm nhập được vào hệ thống mạng, tin tặc sẽ nhanh chóng thực hiện ý đồ của mình. Tùy vào mục đích của cuộc tấn công mà tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu hay phá hủy hệ thống mạng. Thậm chí, trong một số trường hợp, tin tặc còn chiếm quyền điều khiển hệ thống. Sau đó, chúng thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Quá trình tấn công của tin tặc thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không biết cách xử lý khi phát hiện sự cố, hậu quả sẽ rất nặng nề.
Điều doanh nghiệp cần làm khi gặp sự cố đó là thực hiện theo quy trình xử lý. 6 bước xử lý cơ bản như sau:
Bước 1: Cách ly khu vực bị tấn công
Bước 2: Khởi động hệ thống dự phòng
Bước 3: Giải quyết sự cố
Bước 4: Khôi phục thiệt hại
Bước 5: Điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố
Bước 6: Theo dõi hệ thống sau sự cố
Sau cuộc tấn công mạng
Các doanh nghiệp đã từng bị tấn công đừng bao giờ chủ quan. Tin tặc có thể tấn công vào doanh nghiệp bạn nhiều lần nữa. Giai đoạn sau cuộc tấn công là thời gian nhạy cảm vì doanh nghiệp đang từng bước phục hồi tổn thất. Không chỉ khôi phục tài chính, doanh nghiệp còn phải tìm cách lấy lại niềm tin từ khách hàng. Đó là cả hành trình dài và khó khăn với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần sát sao theo dõi hệ thống và tăng cường an ninh cho hạ tầng mạng.
Hệ thống giám sát an ninh mạng SIEM là giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp trong giai đoạn này. Nhiệm vụ của SIEM là ghi lại hoạt động của các thiết bị trong hệ thống mạng. Nhờ SIEM, doanh nghiệp có thể biết sự cố xảy ra vào thời điểm nào, bắt đầu từ đâu. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng điều tra sự cố mạng và đưa ra biện pháp; bảo vệ hệ thống phù hợp.
Trên đây là 3 giai đoạn trong một cuộc tấn công của tin tặc. Để biết rõ cách thức ngăn chặn và xử lý cụ thể trong mỗi giai đoạn; doanh nghiệp hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của SecurityBox. Nếu doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc gì về tấn công mạng, hãy để lại thông tin tại form bên dưới để được SecurityBox hỗ trợ!
Tìm hiểu nhiều hơn những thông tin thú vị về bảo mật máy tính tại Tin Tức AFU.VN
Nguồn: securitybox.vn